Thay đổi cách nghĩ

Tin tức - Bài học kinh doanh - Chuyện ngắn khởi nghiệp- Tư duy thành công

  • Trang chủ
  • Chuyện ngắn
  • Sách hay
    • Marketing – Bán Hàng
    • Nhân Vật – Bài Học Kinh doanh
    • Sách tư duy – Kỹ năng sống
    • Quản Trị – Lãnh Đạo
    • Tài Chính – Ngân Hàng – Kinh Tế
  • Suy ngẫm
  • Bài học kinh doanh
  • Khởi Nghiệp
You are here: » Khởi Nghiệp » Đổi đời làm giàu nhờ cây sả

Đổi đời làm giàu nhờ cây sả

25 Tháng Hai, 2018 By Thay đổi cách nghĩ Leave a Comment lượt xem: 670

Nhờ thực hiện có hiệu quả việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên vùng đất phèn, mặn huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang, nhiều nông dân đã vươn lên khá giả nhờ gắn bó với cây sả, gia đình anh Phan Bá Chung, ấp Giồng Keo, xã Phú Thạnh là một điển hình cụ thể.

Trồng sả có của ăn, của để.

Ghé thăm ruộng sả bạt ngàn của gia đình anh Phan Bá Chung vào một ngày của tháng 9, anh chị đang tất bật thu hoạch sả và xới đất trồng sả cho kịp thời vụ. Tranh thủ lúc nghỉ tay, anh Chung kể về cây sả – loại cây đã giúp gia đình anh đổi đời. Anh Chung nói: Với 1,5 héc ta đất trước đây chủ yếu gắn bó với cây lúa nhưng chỉ làm được 1 vụ lúa/năm, hiệu quả kinh tế không cao. Thấy địa phương phát triển mạnh cây sả, thổ nhưỡng thích hợp, nhiều điểm thu mua, giá cả ổn định nên anh chuyển dần sang trồng sả và gắn bó cho đến ngày hôm nay. Cũng nhờ cây sả mà gia đình anh có của ăn, của để.

Nhiều nông dân đã vươn lên khá giả nhờ gắn bó với cây sả, gia đình anh Phan Bá Chung, ấp Giồng Keo, xã Phú Thạnh là một điển hình

Để hạn chế sả bị mất giá, anh Chung không trồng sả tập trung trên 1,5 héc ta đất của mình mà anh trồng rải vụ nên anh có sả bán quanh năm, không bị thương lái ép giá. Hiện tại gía sả đang ở mức 7.000 – 8.500 đồng/kg, tùy theo loại sả, lá sả 800 đồng/kg, mỗi ngày anh thu hoạch khoảng 300kg, mang về nguồn thu hơn 2 triệu đồng. Anh Chung phấn khởi cho biết: “Sả hút hàng, thương lái tranh nhau mua, nhiều người quen đến mua, năn nỉ quá nên phải giấu thương lái bớt để bán cho người quen, giá nhỉnh hơn 200-300 đồng/kg, nhưng cũng không dám bán nhiều. Lá sả trước đây bỏ khô, nay có nhà máy thu mua cũng bán được luôn. Bà con nơi đấy phấn khởi vô cùng”.

Thu hoạch mất khoảng 4 đến 5 tháng

Theo anh Chung, sả rất dễ trồng, dễ chăm sóc, không kén đất, ít sâu bệnh, mỗi năm trồng được 2 đến 3 vụ, mỗi vụ từ khi trồng đến thu hoạch mất khoảng 4 đến 5 tháng. Sau khi thu hoạch, người trồng xới đất trồng ngay vụ mới hoặc không thu hoạch hết bụi mà chừa lại 2 đến 3 tép, chăm sóc, bón phân đầy đủ sẽ cho thu hoạch tiếp. Hàng năm, sau khi trừ các chi phí, anh Chung thu về hơn 200 triệu đồng từ việc trồng sả. Gắn bó với cây sả đã khá lâu, anh Chung tích lũy được nhiều kinh nghiệm trông việc trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. Anh Chung nói: “Sả trước khi trồng phải chọn giống sả tốt, tép to, không bị bệnh, đem ủ ra rễ mới trồng, bổ sung thêm phân hóa học cho cây mau lớn. Cây sả chủ yếu bị con rệp sáp phá hoại, nếu để rệp sáp hút nhựa thì sả sẽ không lớn, chính vì thế phải tưới nước nhiều để rệp sáp bỏ đi. Hạn chế dùng thuốc bảo vệ thực vật, nếu dùng thuốc phun xịt nhiều cây sả dễ bị nóng, còi cọc không lớn nổi, năng suất giảm và ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng”.

Hiện tại, anh Chung được xem là một trong những nông dân ăn nên làm ra với cây sả trên vùng đất cù lao Tân Phú Đông này. Mô hình trồng sả của anh được nhiều hội viên nông dân đến tham quan, học hỏi và được anh Chung tận tình hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm trong việc trồng và chăm sóc để sả cho năng suất cao, cùng bà con nông dân thoát khỏi khó khăn, vươn lên làm giàu chính đáng. Chính sự nhiệt tình, gần gũi anh Chung được bầu làm Chi hội trưởng chi hội nông dân ấp Giồng Keo.

Vươn lên thoát khỏi đói nghèo

Chính những năm tháng miệt mài, cần lao trên vùng đất khó, bù lại những khó khăn, vất vả ấy không phải là những bằng khen, giấy khen hay danh hiệu cao quý mà đó là sự vươn lên thoát khỏi đói nghèo, các con chăm ngoan, học giỏi. Hiện tại, đứa con lớn của gia đình anh Chung đã tốt nghiệp Đại học Sư phạm, đứa con nhỏ đang học lớp 5. Riêng anh có thêm nhiều thời gian tham gia vào công tác hội, tiếp tục cống hiến sức mình, góp phần đưa đời sống hội viên ở vùng đất khó này từng bước đi vào ổn định.

Hàng năm, sau khi trừ các chi phí, anh Chung thu về hơn 200 triệu đồng từ việc trồng sả

Nhận xét về anh nông dân nhiệt tình Phan Bá Chung, ông Lê Văn Mạnh, chủ tịch Hội nông dân xã Phú Thạnh cho biết: “Anh Chung rất nhiệt tình, siêng năng từ công việc đồng áng cho đến công việc hội. Mỗi khi tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, anh Chung đều hướng dẫn, chia sẻ lại cho bà con nông dân cùng học hỏi để áp dụng vào quá trình trồng, chăm sóc sả của mình. Hàng năm, bình xét nông dân sản xuất giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, anh Chung đều nhường lại cho những hội viên khác, làm động lực để anh em phấn đấu cùng vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng. Anh Chung thật sự là một nông dân tiêu biểu, đáng để anh em hội viên học hỏi, noi theo”.

Chia tay anh Chung, anh vẫn không giấu hết niềm vui của mình, anh bộc bạch: “Mấy tháng nay, giá sả liên tục ở mức cao, gia đình đã tích lũy được số vốn kha khá, chuẩn bị xây ngôi nhà mới cho mấy đứa con nó mừng”, câu nói như khẳng định cho sự cần lao của người nông dân đã được đền bù xứng đáng. Chúng tôi như vui lây với niềm vui của anh Chung, bởi chẳng bao lâu nữa, chính nơi đây, giữa những ruộng sả bạt ngàn, xanh tươi ấy là ngôi nhà kiên cố, bề thế được xây dựng do lợi nhuận từ cây sả mà ra.

Xem thêm bài viết :Từ đi làm thuê trở thành nhà tỷ phú

Nông nghiệp

Related Posts

  • Từ 10 con bò ban đầu, sau 10 năm trở thành ‘tỷ phú’ với vài trăm con
  • Đang làm phiên dịch lương 20 triệu một tháng, về quê nuôi bò lãi trăm triệu
  • Cất bằng đại học về quê nuôi lươn không bùn
  • Nuôi giun quế mô hình kinh tế hiệu quả
  • Mãn hạn sau 9 năm tù về nuôi cá thu 300 triệu
  • Nuôi gà giống Đông Tảo cùng thương phẩm, lãi 500 triệu đồng/năm
  • Bỏ bằng kỹ sư công nghệ thông tin về nước… nuôi lươn
  • Trồng rau má làm giàu
Share on
Twitter Facebook LinkedIn Pinterest

Filed Under: Khởi Nghiệp Tagged With: cây sả, đất phèn, Giồng Keo, Lá sả, nông dân, Phan Bá Chung, Phú Thạnh, Tân Phú Đông, Tiền Giang, Vươn lên Thay đổi cách nghĩ

Previous Post
12 bức hình thể hiện của người tiêu cực và người tích cực như thế nào ?
Next Post
10 nhân vật vượt lên số phận bằng nghị lực phi thường

About Thay đổi cách nghĩ

Thay đổi cách nghĩ

follow us : Facebook, Pinterest , Twitter , Google News
 

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tìm kiếm

Bài viết mới

  • Câu chuyện đáng suy ngẫm về đồng tiền lẻ
  • Bài học từ bữa ăn của con Cáo
  • Người cha dùng 3 bát mì để dạy con bài học sâu sắc
  • Niệm dâm tà, trời quyết không dung
  • Giấc mộng Hoàng lương
  • Giấc mộng Nam Kha
  • Ðại trượng phu trong thế gian
  • Giáo dục không phải là sự trừng phạt

Thẻ

Alibaba Amazon Apple Bill Gates Brian Tracy Bán hàng bất động sản CEO châu Á cuộc sống doanh nhân Do Thái Giao tiếp Google hạnh phúc internet Jack Ma khách hàng Khó Khăn khởi nghiệp kinh doanh kinh tế lãnh đạo marketing microsoft Mục tiêu Mỹ nghệ thuật nhân viên Nhật Bản quảng cáo Richard Branson Steve Jobs sáng tạo thành công thông minh thất bại thị trường tiết kiệm tiền bạc Trung Quốc Warren Buffett Đam mê đầu tư ấn độ

Sự suy nghĩ đối lập giữa trẻ con và người lớn khiến bạn bật cười

Những điều cha mẹ nên làm để con tự lập hơn và trưởng thành

Khác nhau giữa bạn tốt và bạn xấu

Quan điểm giữa người hướng nội và người nhút nhát khác nhau hoàn toàn

About website

Chào mừng bạn đến Website thaydoicachnghi.com, chuyên mục giới thiệu tin tức khởi nghiệp, bài học hay, sách phát triển bản thân nên đọc

Contact

  • Email: thaydoicachnghi.com@gmail.com
© Copyright 2017 Thay đổi cách nghĩ All Rights Reserved · Powered by WordPress