Thay đổi cách nghĩ

Tin tức - Bài học kinh doanh - Chuyện ngắn khởi nghiệp- Tư duy thành công

  • Trang chủ
  • Chuyện ngắn
  • Sách hay
    • Marketing – Bán Hàng
    • Nhân Vật – Bài Học Kinh doanh
    • Sách tư duy – Kỹ năng sống
    • Quản Trị – Lãnh Đạo
    • Tài Chính – Ngân Hàng – Kinh Tế
  • Suy ngẫm
  • Bài học kinh doanh
  • Khởi Nghiệp
You are here: » Trang chu » Khởi nghiệp từ kính thực tế ảo của cặp vợ chồng Naotaka Fujii và Keiko Otara

Khởi nghiệp từ kính thực tế ảo của cặp vợ chồng Naotaka Fujii và Keiko Otara

14 Tháng Ba, 2018 By Thay đổi cách nghĩ Leave a Comment lượt xem: 1561

Nhắc tới Hacosco, có lẽ nhiều người chưa nghe nói tới thương hiệu này bao giờ. Đây là công ty chuyên chế tạo hộp kính VR (thực tế ảo) của Nhật Bản có thu nhập hàng năm lên tới 300 triệu JPY (~ 60 tỷ VND). Công ty này chỉ có vỏn vẹn 10 nhân viên và được điều hành bởi cặp vợ chồng Naotaka Fujii, Keiko Otara.

Tuy là một cái tên còn khá xa lạ trên thị trường nhưng công ty này đã làm nên dấu ấn cho riêng mình nhờ tầm nhìn sâu rộng trong lĩnh vực công nghệ và kinh doanh.

Đưa sản phẩm kính thực tế ảo phổ cập đến với mọi người

Naotaka là một tiến sĩ y học, từng làm việc trong trung tâm nghiên cứu khoa học thần kinh. Tại đây, ông thường xuyên sử dụng các công nghệ thực tế ảo để phục vụ nghiên cứu. Khi ấy, các thiết bị VR đội đầu có giá rất đắt, việc lắp ráp lại vô cùng phức tạp, hầu hết người dùng thông thường đều khó có cơ hội trải nghiệm.

Công ty này chỉ có 10 nhân viên và được điều hành bởi cặp vợ chồng Naotaka Fujii, Keiko Otara.

Vì vậy, Naotaka đã quyết định thành lập công ty chuyên sản xuất hộp kính VR giản tiện, đưa sản phẩm phổ cập hơn tới mọi người. Trong quá trình khởi nghiệp này, chị Keiko đã giúp chồng rất nhiều trong việc vận hành thị trường. Trước đó, chị từng phụ trách kinh doanh khu vực Nhật Bản cho các hãng Paypal, eBay, Tesla Morots, Amazon…

Công ty ra đời, lấy tên là Hacosco. Trong đó “Haco” nghĩa là “chiếc hộp” trong tiếng Nhật, còn “sco” trích từ “scope” trong tiếng Anh. Sản phẩm đầu tiên của cặp đôi là hộp giấy bìa có gắn mắt kính (kính lúp), người dùng chỉ việc đặt điện thoại vào hộp là có thể đắm chìm trong thế giới thực tế ảo.

Nhận được vốn đầu tư KDDI

Năm 2016, Hacosco nhận được 200 triệu JPY (40 tỷ VND) vốn đầu tư của KDDI – nhà điều hành viễn thông của Nhật. Đồng thời, công ty đầu tư Ai Mercury Capital cũng tham gia góp cổ phần. Hai năm vừa qua, thu nhập hàng năm của Hacosco đã tăng trưởng gấp bội.

Khác với các xưởng sản xuất hàng loạt số lượng lớn, hướng kinh doanh của Hacosco là chế tạo hộp kính VR theo yêu cầu, bao gồm cả phần cứng và nội dung đi kèm. Chẳng hạn như hộp kính VR “ăn theo” bộ phim Doctor-X, hộp kính in logo các thương hiệu, nhãn hàng.

Hướng kinh doanh của Hacosco là chế tạo hộp kính VR theo yêu cầu, bao gồm cả phần cứng và nội dung đi kèm

Trong đó, mẫu kính VR đi kèm DVD ca nhạc là mẫu được nhiều khách hàng yêu thích nhất. Người mua kính VR có thể dễ dàng tải về và thưởng thức các video cùng chủ đề thông qua mã PIN. Thông thường, các video quảng cáo sẽ được tải về không mất phí, chẳng hạn như của hãng Cocacola.

Giá cả minh bạch mức phí rõ ràng

Về vấn đề giá cả, Hacosco khá minh bạch khi đưa ra các mức phí rõ ràng, cụ thể trên trang chủ. Giá hộp kính dao động từ 330 – 770 JPY/hộp tùy vào số lượng (500 – 10.000). Ngoài chế tạo kính VR theo yêu cầu, Hacosco còn mở ứng dụng Hacosco Store chuyên cung cấp các video thực tế ảo.

Một video giá 80.000 JPY (16 triệu VND) trên Hacosco Store

Trong đó bao gồm video quảng cáo từ khách hàng doanh nghiệp và cả những nội dung do người dùng tự quay và đăng tải. Như vậy, Hacosco Store trở thành cầu nối giữa hai bên. Đôi lúc, các doanh nghiệp vì muốn giảm thiểu kinh phí còn trực tiếp mua và sử dụng video do người dùng tự quay, chẳng hạn như các video ngoại cảnh ở nước ngoài.

20.000 nội dung từ kho dữ liệu của Hacosco Store

Sau 2 năm, giờ đây kho dữ liệu của Hacosco Store đã có tới 20.000 nội dung. Ngoài những nội dung miễn phí, một số video thực tế ảo khác sẽ có giá từ vài trăm tới vài chục nghìn yên Nhật. Những video có chất lượng cao có giá từ 60.000 – 80.000 JPY (12 – 16 triệu VND). Người dùng phải trả phí 10.000 JPY/tháng hoặc 100.000 JPY/năm. Mỗi lần lấy mã PIN sẽ mất phí 50 JPY.

 Hacosco – “Haco” nghĩa là “chiếc hộp” trong tiếng Nhật, còn “sco” trích từ “scope”

Hacosco cũng cung cấp thêm các dịch vụ khác, như sửa đổi video với mức giá 45.000 JPY (9 triệu VND), quản lý video với mức giá 40.000 JPY (8 triệu VND). Ngoài ra, Hacosco còn khai thác lĩnh vực mới: live stream VR (quay video trực tuyến thực tế ảo). Hãng insta360 của Trung Quốc là một trong các thương hiệu đã hợp tác thành công với Hacosco trong mảng này.

Xem thêm bài viết :Ông trùm eBay – vua đấu giá Pierre Omidyar

Sưu tầm

 

Related Posts

  • Phương pháp dạy con gái thành công trong tương lai của tỷ phú người Mỹ Sara Blakely
  • Xây dựng thương hiệu 40 triệu đô la từ mạng xã hội
  • CEO Sharran Srivatsaa chia sẻ hành trình tìm đến thành công
  • Tỷ phú Internet và câu chuyện bỏ học lập nghiệp của Gurbaksh Chahal
  • Bán kính râm cho chó Roni Di Lullo đã trở thành triệu phú như thế nào ?
  • Kevin Systrom từ cậu bé đam mê DJ đến nhà sáng lập ứng dụng Instagram
  • Nữ doanh nhân 8X Lê Diệp Kiều Trang
  • Lời dạy của Đức Khổng Tử
Share on
Twitter Facebook LinkedIn Pinterest

Filed Under: Trang chu Tagged With: eBay, Hacosco, insta360, JPY, KDDI, Keiko Otara, kính thực tế ảo, live stream VR, Mercury Capital, Naotaka Fujii, Nhật Bản, PayPal, PIN, Store, Tesla Morots, thiết bị VR, viễn thông Thay đổi cách nghĩ

Previous Post
Ông trùm eBay – vua đấu giá Pierre Omidyar
Next Post
Người bán hàng giỏi nhất thế giới Joe Girard

About Thay đổi cách nghĩ

Thay đổi cách nghĩ

follow us : Facebook, Pinterest , Twitter , Google News
 

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tìm kiếm

Bài viết mới

  • Câu chuyện đáng suy ngẫm về đồng tiền lẻ
  • Bài học từ bữa ăn của con Cáo
  • Người cha dùng 3 bát mì để dạy con bài học sâu sắc
  • Niệm dâm tà, trời quyết không dung
  • Giấc mộng Hoàng lương
  • Giấc mộng Nam Kha
  • Ðại trượng phu trong thế gian
  • Giáo dục không phải là sự trừng phạt

Thẻ

Alibaba Amazon Apple Bill Gates Brian Tracy Bán hàng bất động sản CEO châu Á cuộc sống doanh nhân Do Thái Giao tiếp Google hạnh phúc internet Jack Ma khách hàng Khó Khăn khởi nghiệp kinh doanh kinh tế lãnh đạo marketing microsoft Mục tiêu Mỹ nghệ thuật nhân viên Nhật Bản quảng cáo Richard Branson Steve Jobs sáng tạo thành công thông minh thất bại thị trường tiết kiệm tiền bạc Trung Quốc Warren Buffett Đam mê đầu tư ấn độ

Lý do nào khiến trẻ vị thành niên cư xử bạo lực

Đừng để bố mẹ tổn thương qua những lời nói của bạn

Quan điểm giữa người hướng nội và người nhút nhát khác nhau hoàn toàn

13 hình ảnh về sự khác nhau giữa người bận rộn và người thành công

About website

Chào mừng bạn đến Website thaydoicachnghi.com, chuyên mục giới thiệu tin tức khởi nghiệp, bài học hay, sách phát triển bản thân nên đọc

Contact

  • Email: thaydoicachnghi.com@gmail.com
© Copyright 2017 Thay đổi cách nghĩ All Rights Reserved · Powered by WordPress