Thay đổi cách nghĩ

Tin tức - Bài học kinh doanh - Chuyện ngắn khởi nghiệp- Tư duy thành công

  • Trang chủ
  • Chuyện ngắn
  • Sách hay
    • Marketing – Bán Hàng
    • Nhân Vật – Bài Học Kinh doanh
    • Sách tư duy – Kỹ năng sống
    • Quản Trị – Lãnh Đạo
    • Tài Chính – Ngân Hàng – Kinh Tế
  • Suy ngẫm
  • Bài học kinh doanh
  • Khởi Nghiệp
You are here: » Trang chu » Không được trọng dụng ông Yoshio Sadasue quyết tâm khởi nghiệp khi đã 53 tuổi

Không được trọng dụng ông Yoshio Sadasue quyết tâm khởi nghiệp khi đã 53 tuổi

10 Tháng Ba, 2018 By Thay đổi cách nghĩ Leave a Comment lượt xem: 547

Sau thời gian dài làm thuê ở các công ty may nhưng không được trọng dụng, ông Yoshio Sadasue quyết tâm khởi nghiệp từ một tiệm may nhỏ 16m2.

Yoshio Sadasue có một sự nghiệp khá ảm đạm. Ông từng làm việc ở nhiều công ty may, trong đó có 5 công ty bị phá sản.

Năm 33 tuổi, ông đảm nhiệm vị trí quản lý kho của một công ty may có tiếng. Trong giai đoạn công ty phát triển hưng thịnh, nhờ vào sự nhạy bén, ông phát hiện một vấn đề nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến tình hình phát triển lâu dài. Khi đó mặc dù doanh thu hàng năm đạt gấp 3 lần so với dự kiến nhưng bộ phận sản xuất không tuân theo dự toán của tổng bộ. Họ theo đuổi thành tích bán ra nên không ngừng gia tăng sản lượng.

Không được trọng dụng, ông Yoshio Sadasue quyết tâm khởi nghiệp từ một tiệm may nhỏ 16m2

Ông Yoshio Sadasue lo ngại khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, vốn xoay vòng sẽ thâm hụt nên đã phản ánh lên ban giám đốc. Tuy nhiên, ý kiến của ông không được xem xét, ngược lại còn bị quở trách.

Thời gian ngắn sau, đúng như dự đoán, khi nền kinh tế Nhật bắt đầu suy thoái, công ty may gặp vấn đề lớn là hàng tồn đọng không có đầu ra, vốn luân chuyển bị cắt giảm, công ty phá sản.

Sau đó, ông tiếp tục làm việc ở nhiều công ty may nhưng đều không được trọng dụng. Năm 35 tuổi, ông vẫn trắng tay và cảm thấy thất vọng về sự nghiệp của bản thân.

Khởi nghiệp từ tiệm may nhỏ

Năm 1991, khi bước sang tuổi 53, ông Yoshio Sadasue đưa vợ đến thành phố Kamakura và thuê một tiệm nhỏ 16m2. Do hoàn cảnh khó khăn, vốn khởi điểm chỉ có 7.000 USD, không đủ tiền thuê nhân công nên trong tiệm chỉ có hai người làm, mỗi ngày buộc phải bán ra 3 bộ quần áo mới đủ duy trì kế sinh nhai.

Ông Yoshio Sadasue khởi nghiệp khi bước sang tuổi 53

Tình hình buôn bán không khả quan, ông đặt câu hỏi: “Khách hàng cần nhất loại y phục như thế nào?”. Vậy là ý tưởng bán áo sơ mi xuất hiện. Theo nhiều thống kê tại Nhật, nếu một người đàn ông có 5 chiếc áo sơ mi trong tủ thì 3 chiếc là đồ đặt may. Những chiếc áo sơ mi giá khoảng 80 USD thường trong tình trạng cháy hàng.

Lúc này, khó khăn của ông là cửa hàng nằm nơi hẻo lánh, danh tiếng chưa có. Vì thế, dù những chiếc áo sơ mi có chất lượng tốt, đơn đặt hàng vẫn rất ít.

Quảng bá thương hiệu Kamakura Shirts từ người vợ

Người vợ vì muốn giúp chồng quảng bá thương hiệu nên đã viết bài đăng trên nhiều tạp chí. Thương hiệu áo sơ mi Kamakura Shirts dần được mọi người chú ý và danh tiếng tiệm may không ngừng lan truyền.

Yoshio Sadasue đứng ở phương diện khách hàng để bán sản phẩm, ông không thuê quảng cáo, không tuyên truyền nhiều nên giảm chi phí giá thành của sản phẩm. Tiêu chí của ông là đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu.

Tiêu chí của ông là đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu

Hiện ông Yoshio Sadasue đã mở rộng thêm chi nhánh phân phối đặt tại Mỹ và Đài Loan. Áo sơ mi thương hiệu Kamakura Shirts sản xuất theo tiêu chuẩn khép kín, không đặt gia công ở nước ngoài mà sản xuất tại Nhật. Tất cả đều do thợ thủ công may nên số lượng xuất có hạn và lô hàng nào cũng được tiêu thụ nhanh chóng.

Liên quan đến chuỗi cung ứng vật liệu, ông không ép giá vì không muốn nhà cung cấp chịu thiệt thòi. Ông cho rằng, chỉ khi nhà cung cấp có tiền, họ mới có thể đưa ra chất liệu tốt nhất. Khi có chất liệu tốt và gia công đảm bảo, người tiêu dùng mới có cơ hội được trải nghiệm sản phẩm chất lượng cao.

Trong suốt 20 năm qua, áo sơ mi thương hiệu Kamakura Shirts đã có mặt tại 26 chi nhánh tại trung tâm Tokyo. Số lượng bán áo sơ mi trên mỗi phút lên đến con số hàng trăm. Doanh thu hàng năm đạt hàng triệu USD.

Xem thêm bài viết :Câu nói để đời của nhà đầu tư huyền thoại Paul Tudor Jones

Sưu tầm

Related Posts

  • Danh tính những ông trùm tiền ảo giàu nhất thế giới
  • LARRY ELLISON – Triết lý về bằng cấp không phải là tất cả
  • 9 triết lý sống của “Nhà tiên tri xứ Omaha”
  • Lòng tin thứ quan trọng hàng đầu giúp tạo nên sự thành công
  • Grant Cardone đã từng ghét bán hàng như thế nào
  • 25 năm đi làm thuê, đến tận 50 tuổi mới bắt đầu khởi nghiệp và bí quyết tuyển dụng của Morris Chang
  • Jack Ma và những lần đối mặt thất bại của doanh nhân giàu nhất châu Á
  • Câu nói để đời của nhà đầu tư huyền thoại Paul Tudor Jones

Filed Under: Trang chu Tagged With: áo sơ mi, danh tiếng, Kamakura Shirts, khởi nghiệp, kinh tế, làm thuê, Nhật Bản, sự nghiệp, tiệm may, Yoshio Sadasue Thay đổi cách nghĩ

Previous Post
Câu nói để đời của nhà đầu tư huyền thoại Paul Tudor Jones
Next Post
Tỷ phú Pavel Durov và những điều chưa viết về Telegram

About Thay đổi cách nghĩ

Thay đổi cách nghĩ

follow us : Facebook, Pinterest , Twitter
 

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tìm kiếm

Bài viết mới

  • Giáo dục không phải là sự trừng phạt
  • Bách thiện hiếu vi tiên
  • Bài học cuộc sống từ những câu chuyện
  • Những câu nói hay trong kinh doanh
  • Lời dạy của Đức Khổng Tử
  • Quy tắc ‘6 chiếc lọ’ giúp quản lý chi tiêu hiệu quả
  • 8 Thay đổi nhỏ trong lối sống giúp đời bạn thịnh vượng
  • Tư duy sói đầu đàn: Không chỉ độc ác với người khác, mà phải độc ác với chính mình

Thẻ

Alibaba Amazon Apple Bill Gates Brian Tracy Bán hàng bất động sản CEO châu Á cuộc sống doanh nhân Do Thái Giao tiếp Google hạnh phúc internet Jack Ma khách hàng Khó Khăn khởi nghiệp kinh doanh kinh tế lãnh đạo marketing microsoft Mục tiêu Mỹ nghệ thuật nhân viên Nhật Bản quảng cáo Richard Branson Steve Jobs sáng tạo thành công thông minh thất bại thị trường tiết kiệm tiền bạc Trung Quốc Warren Buffett Đam mê đầu tư ấn độ

Sự khác nhau giữa người giỏi và người dỡ qua các hình ảnh

Những nguyên tắc giáo dục con cái không còn thực sự phù hợp ở thời đại hiện nay

12 bức hình thể hiện của người tiêu cực và người tích cực như thế nào ?

11 cách dạy con của cha mẹ thông thái như thế nào ?

About website

Chào mừng bạn đến Website thaydoicachnghi.com, chuyên mục giới thiệu tin tức khởi nghiệp, bài học hay, sách phát triển bản thân nên đọc

Contact

  • Email: thaydoicachnghi.com@gmail.com
Copyright © 2022 Thay đổi cách nghĩ