Chạy chiến dịch marketing với nhân vật là các KOL đang là xu hướng được rất nhiều doanh nghiệp, công ty lựa chọn bởi tính hiệu quả của nó
- 11 Lời khuyên của ông trùm David Ogilvy khi viết quảng cáo
- Tỷ phú Michael Bloomberg – Nói yếu tố nào cần quan tâm khi tìm kiếm công việc
- Đăng tải video dạy làm mỹ phẩm lên Youtube trở thành triệu phú
Với nhiều người làm trong lĩnh vực quảng cáo, kinh doanh… thuật ngữ KOL, không còn quá xa lạ với họ, mặc dù vậy, không phải ai cũng hiểu rõ KOL là gì? Mục đích khi KOL xuất hiện trong chiến dịch quảng cáo là gì?
KOL là gì?
KOL là từ viết tắt của Key Opinion Leader – chỉ những người có tầm ảnh hưởng tới khách hàng và quyết định của họ. KOL có thể là ngôi sao, hot instagram, beauty blogger, vlogger hay diễn viên, ca sĩ, người mẫu, nghệ sĩ hài… được nhiều người biết đến (trên diện rộng).
KOL hay KOLs gồm 3 nhóm :
Celeb hay “celebrity”: người nổi tiếng, SAO, có sức ảnh hưởng đến nhiều người trong 01 nhóm tuổi hoặc ngành nghề nào đó. Celeb là những người có thể làm đại sứ nhãn hiệu, đại diện hình ảnh cho các nhãn hàng.
Influencer : hay còn gọi là “người gây ảnh hưởng”, bất kỳ người dùng Online nào đều có khả năng trở thành người có sức tác động đến những đối tượng hoặc thị trường nhất định. Tùy vào hoạt động, tiếng nói, lĩnh vực mà họ đang ở trong, hoặc mục đích dùng mạng xã hội… mà sẽ có những mức độ ảnh hưởng rộng hẹp khác nhau. Họ có thể là doanh nhân, ca sĩ, blogger, người kể chuyện hài…
Mass seeder: là những người có sức ảnh hưởng ở những nhóm khách hàng nhỏ lẻ, tuy nhiên có thể dùng họ để chia sẻ các nội dung từ celebs/influencers – nhằm quảng cáo hay PR thương hiệu đến các nhóm khách hàng nhỏ này. Nhóm này chia sẻ những nội dung chân tình và “rất thực”.
Làm thế nào để trở thành KOL?
1. Hiểu thế mạnh của bạn
2. Xác định đối tượng khán giả
3. Đầu tư, đầu tư, và đầu tư
4. Làm việc có tâm
5. Networking
Tìm hiểu K.O.L Beauty
Mỗi beauty blogger sẽ có bảng giá riêng của mình tùy theo tầm ảnh hưởng.
Tham khảo bảng giá của Wendy Cheng (@xiaxue) – blogger nổi tiếng người Singpore.
- Đi bài trên blog: $3,500 trở lên
- Quảng cáo banner: $500/tháng
- Quảng cáo bằng Youtube video: $4,000/video
- Bài viết trên Facebook: $300
- Twitter: $300
Tham khảo bảng giá Việt Nam
- Giá sản xuất 1 video beauty tutorial chuyên nghiệp nghiệp với chất lượng khá: 7-10 triệu
- Thời gian để cho ra được video: 1-2 videos/tháng
- Số tiền agency trả cho 1 lần feature sản phẩm trong video: 3-6 triệu/ lần.
Một số bạn blogger tự dùng máy ảnh tự quay, tự edit bằng phần mềm free thì không tốn tiền sản xuất, lấy công làm lời. Những cách này 1 tháng có thể ra tới 4 videos.
Tại Việt Nam, với mức sống thấp hơn, các beauty blogger nhận được trung bình 5 triệu cho một bài PR trên blog. Chi phí làm video tùy thuộc vào độ phức tạp mà nhãn hàng yêu cầu (từ 2,5 triệu – 20 triệu).
Tuy nhiên, con số đó nếu so với công sức và chi phí sản xuất video thì cũng chẳng thấm thía vào đâu. Vì vậy, công cuộc xây dựng sự nghiệp Influencer hay K.O.L. không dành cho những người nhìn ngắn, muốn ăn ngay, đây là sân chơi của những người dám đầu tư, kiên trì, có chiến lược và quan trọng là “lì đòn”.
Thông thường, các Beauty K.O.L. sẽ có một công việc khác song song với sự nghiệp online mà mình đang xây dựng.
Lời kết :
Việc lựa chọn KOLs phù hợp với nhãn hàng / sản phẩm / dịch vụ rất quan trọng cho campaign, Marketers phải lường trước được hết những vấn đề có thể phát sinh xảy ra với KOLs này trong tương lai – trường hợp có scandal thì phương án backup là gì ? ai sẽ là người thay thế ?
Dùng KOLs trong các campaign mang tính chất “push trend” cho nhãn hàng trên social trong 01 khoảng thời gian ngắn, điều này giúp đạt rất nhanh lượng KPIs về thống kê đo lường (thường là engagement, people talking about…)
Xem thêm bài viết :Tiếp thị lan truyền(Viral Marketing) là gì?
Sưu tầm