Thay đổi cách nghĩ

Tin tức - Bài học kinh doanh - Chuyện ngắn khởi nghiệp- Tư duy thành công

  • Trang chủ
  • Chuyện ngắn
  • Sách hay
    • Marketing – Bán Hàng
    • Nhân Vật – Bài Học Kinh doanh
    • Sách tư duy – Kỹ năng sống
    • Quản Trị – Lãnh Đạo
    • Tài Chính – Ngân Hàng – Kinh Tế
  • Suy ngẫm
  • Bài học kinh doanh
  • Khởi Nghiệp
You are here: » Trang chu » KPI : Vũ khí tự vệ đắc lực của quản lý cấp trung

KPI : Vũ khí tự vệ đắc lực của quản lý cấp trung

18 Tháng Tám, 2017 By Thay đổi cách nghĩ Leave a Comment lượt xem: 389

Tại các doanh nghiệp SME, khi KPI lần đầu được áp dụng thì cả nhân viên lẫn quản lý cấp trung đều cảm thấy không thoải mái. Tuy nhiên lâu dần, KPI lại trở thành công cụ hữu ích giúp người quản lý nhìn nhận vấn đề một cách sắc bén

  • KOL trong marketing là gì ?

Định nghĩa SME ( tóm tắt )  

SMEs hay SME là viết tắt của cụm từ Small and Medium Enterprise khi được dịch sang tiếng Việt cụm từ này có nghĩa là Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khi công thức hóa ta được: SME = Small and Medium Enterprise.

Lần đầu được áp dụng thì cả nhân viên lẫn quản lý cấp trung đều cảm thấy không thoải mái

Định nghĩa KPI ( tóm tắt ) 

KPI – Key Performance Indicators, là một hệ thống đo lường và đánh giá hiệu quả công việc là công cụ đo lường, đánh giá hiệu quả công việc được thể hiện qua số liệu, tỷ lệ, chỉ tiêu định lượng, nhằm phản ảnh hiệu quả hoạt động của các tổ chức hoặc bộ phận chức năng hay cá nhân.

Mục tiêu khi xây dựng KPIs

Là 1 công cụ dùng trong SME, nên khi xây dựng hệ thống KPIs những nhà quản lý cũng cố gắng và hướng đến đảm bảo được tiêu chí SMART:

1. S – Specific: Cụ thể
2. M – Measurable: Đo lường được
3. A – Achiveable: Có thể đạt được
4. R – Realistics:Thực tế
5. T – Timbound: Có thời hạn cụ thể

Không phải là yêu cầu bắt buộc khi xây dựng KPIs, tuy nhiên nếu hệ thống KPIs cuả tổ chức đảm đạt được tiêu chí SMART thì hiệu quả của đánh giá thực hiện công việc sẽ rất cao.

Công cụ nhân viên nào cũng ghét

Vấn đề trong bài này tôi xin đề cập là về các doanh nghiệp SME vốn từ trước làm việc theo kiểu tự phát bước đầu áp dụng KPI và lực cản mà họ gặp phải từ nội bộ doanh nghiệp, xuất phát từ đối tượng quản lý cấp trung.

Với việc áp KPI, họ bắt đầu học cách cụ thể hoá những quan điểm, định hướng của mình trong thực tế dựa trên việc lượng hoá mọi thứ từ đầu vào cho tới đầu ra của công ty.

Khó khăn gặp phải nhiều nhất là ở cấp độ quản lý cấp trung. Họ đối mặt vô số vấn đề khi áp một thứ mà chính bản thân chưa quen hoàn toàn với nhân viên cấp dưới. Đôi khi nhân viên cấp dưới chỉ cần hỏi vặn hoặc thắc mắc đôi chút về chỉ số khi áp dụng cho các trường hợp cụ thể là các nhà quản lý đã không biết phải trả lời thế nào cho thuyết phục.

Ngoài ra, khi áp KPI thì chính họ cũng cảm thấy không thoải mái, vì từ cách làm không phải lo lắng từng ngày thì nay phải tính và báo cáo số liệu theo kế hoạch từng chút một. Rồi tới khi đạt chỉ tiêu thì sếp lại căn theo đó mà gia tăng doanh số ở những tháng tiếp theo.

Hậu quả thường thấy là ở 8/10 doanh nghiệp SME lần đầu áp dụng KPI thì sau khi áp dụng một thời gian các bạn quản lý cấp trung đứng hẳn về phía nhân viên và phản đối sếp trong công việc chung. Hoặc tệ hơn là họ tìm cách che giấu các chỉ số KPI phản ánh thực tế, mà chỉ cung cấp cho sếp một con số kém xa với tình hình hiện tại.

Tuy nhiên, nếu họ biết công dụng thứ 2 của KPI thì họ sẽ thấy nó là “công cụ tự vệ” cực kỳ hữu ích.

Có KPI, chúng ta có thể lượng hoá cụ thể tình hình “sức khoẻ thị trường”, “sức khoẻ của đội sales”, và năng lực của khách hàng. Với các số đo cụ thể đó, có thể nói không ai qua mặt được các nhà quản lý cấp trung tại từng địa bàn khi nói về tình hình địa bàn đó.

Với thời gian thống kê số liệu đủ dài, họ đưa ra được ngưỡng phát triển tiềm năng trong khả năng của đội bán hàng mà họ hiện có. Do vậy, khi sếp có áp một chỉ số cao hơn hẳn so với mức tăng trưởng trung bình, thì các cấp quản lý vẫn có thể lý giải việc tại sao mình không thể chấp nhận chỉ tiêu đó và đề nghị một mức thấp hơn vừa phải hơn. Họ có thể minh chứng cho quan điểm của mình một cách rõ ràng bằng số liệu.

Hiển nhiên, nếu đã số liệu được cả hai phía thừa nhận là đúng, mà sếp vẫn không chấp nhận lý luận của cấp quản lý, và việc này lặp lại nhiều lần thì đó là dấu hiệu cho thấy người quản lý cần phải tìm một công ty mới! Và họ ra đi mà không phải luyến tiếc gì, vì mình đã làm hết sức và tâm của họ.

Xem thêm bài viết :4 câu chuyện hay về bài học kinh doanh

Related Posts

  • Top 20 startup công nghệ giá trị nhất thế giới
  • Yếu tố nào giúp bạn đưa ra các quyết định gây ảnh hưởng
  • Bí quyết thành công của Tilman Fertitta ” ông trùm ” nhà hàng
  • CEO Dropbox Drew Houston chia sẽ 7 bài học khởi nghiệp thiết thực
  • Danh sách 10 tỷ phú da màu giàu nhất hành tinh
  • Leonardo Del Vecchio – Tỷ phú giàu nhất nước Ý và thương hiệu kính số 1 thế giới
  • CEO Min-Liang Tan tỷ phú của startup esport, xuất thân là một game thủ
  • Ông hoàng thời trang Ralph Lauren đã vượt khó trở thành tỷ phú như thế nào ?
Share on
Twitter Facebook LinkedIn Pinterest

Filed Under: Trang chu Tagged With: KPI, KPIs, SMART, SME, SMEs Thay đổi cách nghĩ

Previous Post
Tỷ phú Mark Cuban chia sẻ 5 bí quyết để thành công
Next Post
Yếu tố nào giúp bạn đưa ra các quyết định gây ảnh hưởng

About Thay đổi cách nghĩ

Thay đổi cách nghĩ

follow us : Facebook, Pinterest , Twitter , Google News
 

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tìm kiếm

Bài viết mới

  • Câu chuyện đáng suy ngẫm về đồng tiền lẻ
  • Bài học từ bữa ăn của con Cáo
  • Người cha dùng 3 bát mì để dạy con bài học sâu sắc
  • Niệm dâm tà, trời quyết không dung
  • Giấc mộng Hoàng lương
  • Giấc mộng Nam Kha
  • Ðại trượng phu trong thế gian
  • Giáo dục không phải là sự trừng phạt

Thẻ

Alibaba Amazon Apple Bill Gates Brian Tracy Bán hàng bất động sản CEO châu Á cuộc sống doanh nhân Do Thái Giao tiếp Google hạnh phúc internet Jack Ma khách hàng Khó Khăn khởi nghiệp kinh doanh kinh tế lãnh đạo marketing microsoft Mục tiêu Mỹ nghệ thuật nhân viên Nhật Bản quảng cáo Richard Branson Steve Jobs sáng tạo thành công thông minh thất bại thị trường tiết kiệm tiền bạc Trung Quốc Warren Buffett Đam mê đầu tư ấn độ

Sự khác nhau giữa người giỏi và người dỡ qua các hình ảnh

Lý do nào khiến trẻ vị thành niên cư xử bạo lực

Sự khác nhau giữa tình yêu thực dụng và tình yêu thực tế

Quan điểm khác nhau giữa người tự tin và người tự cao

About website

Chào mừng bạn đến Website thaydoicachnghi.com, chuyên mục giới thiệu tin tức khởi nghiệp, bài học hay, sách phát triển bản thân nên đọc

Contact

  • Email: thaydoicachnghi.com@gmail.com
© Copyright 2017 Thay đổi cách nghĩ All Rights Reserved · Powered by WordPress